Trám Đen Thanh Chương

110.000

Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi và đặc biệt là đặc sản nổi trội của huyện Thanh Chương, Nghệ An. Tại huyện Thanh Chương, trám đen xuất hiện ở nhiều xã như Cát Văn, Phong Thịnh, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Hương…

Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền núi và đặc biệt là đặc sản nổi trội của huyện Thanh Chương, Nghệ An. Tại huyện Thanh Chương, trám đen xuất hiện ở nhiều xã như Cát Văn, Phong Thịnh, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Hương…

Trám đen là cây dễ trồng, không kén đất, được trồng nhiều trên địa bàn Thanh Chương, nhất là vùng Cát Ngạn. Là cây trồng đa tác dụng: Gỗ khá tốt, mềm, nhẹ dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc, làm bột giấy; Nhựa thơm ngát, dễ cháy, dùng để chế biến sơn, vecni, xà phòng, dầu thơm và làm hương; Đặc biệt quả ăn ngon, dùng để om ăn ngay, kho cá, kho thịt, muối để ăn dần… Quả chứa nhiều canxi, vitamin C, sắt và các chất hữu cơ có tác dụng bổ tì vị, giúp tiêu hóa tốt, phòng ngừa tả, cảm cúm; rễ trám đen có thể dùng làm thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, phong thấp, dạ dày…

Sản phẩm Trám đem Thanh Chương chế biến được ưa chuộng

Trám đen Thanh Chương được trồng vào hai vụ chính trong năm, vụ xuân tháng 2 – 4, vụ thu tháng 8 – 10. Trám đen chín vào tháng 8 – 9, khi chín quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, trám chín không đều trong một chùm, lựa chọn những quả chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng tới quả bên cạnh. Để quả trong rổ rá thoáng đem đi tiêu thụ trong 7-10 ngày, nếu để lâu cần bảo quản quả tươi trong tủ lạnh 12-15 độ C. Sau khi om chín trám, ngâm trám cả quả không bỏ hạt trong nước muối 10% đun sôi, để nguội, đựng trong chum vại sành bịt kín có thể bảo quản được 5-6 tháng.

Trám mọc tự nhiên hoặc được trồng bằng hạt thường chỉ bắt đầu bói quả sau 7-8 năm. Cây lại có bộ khung tán cao, gây khó khăn cho việc thu hoạch, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Để khắc phục các nhược điểm này, sau khi UBND tỉnh Nghệ An và UBND huyện Thanh Chương triển khai xây dựng vườn nhân giống cây trám đen Thanh Chương, nhân dân hơn 20 xã trong huyện đã trồng cây trám ghép. Có những hộ trồng từ 300-500 cây trở lên.

Cây trám đen sinh trưởng phù hợp với cả vườn đồi núi, vườn nhà lẫn vườn rừng, là loại cây trồng dễ chăm sóc. Quả trám đen Thanh Chương trong những năm gần đây cho thu nhập tương đối ổn định. Hiện tại người dân chưa dùng thuốc bảo vệ thực vật nên quả trám được xem là thực phẩm sạch, giá bán khá cao, từ 50.000-60.000 đồng/kg.

Trám mọc tự nhiên, có năng suất trên 100 kg/cây, tập trung ở 12 xã và đồng thời mọc rải rác ở một số xã khác, ước tính toàn huyện có khoảng 2.000 cây với sản lượng khoảng 200 tấn/năm.

Trám đen là loại quả có giá trị kinh tế cao. Cây đạt năng suất cao ở độ tuổi 14-15 năm, mỗi vụ cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng/cây. Mỗi hộ trồng trung bình từ 5-10 cây ở nhiều độ tuổi khác nhau, thu nhập từ 15-30 triệu đồng/năm, tổng sản lượng toàn huyện trung bình là 651 tấn/năm. Trám được tiêu thụ ở các thị trường lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sản xuất và tiêu thụ trám đen Thanh Chương

Những năm trước, trám đen Thanh Chương được tiêu thụ tươi là chủ yếu. Việc chế biến theo cách truyền thống không bảo quản được lâu, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên hạn chế nhất định trong việc nâng cao giá trị quả trám.

Trám đen là loại cây ăn quả và lấy gỗ, bên cạnh trám mọc tự nhiên thì những năm gần đây, nhiều cây trám lai ghép được người dân Thanh Chương nhân rộng và quả trám đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Thanh Chương với hàng ngàn cây trám. Một cây trám cổ thụ mỗi năm cho người dân nguồn thu từ 7 – 10 triệu đồng.

Từ giữa tháng 8/2018, tại huyện Thanh Chương diễn ra không khí hối hả thu hoạch quả trám đen của người dân và các thương lái khắp nơi tìm đến thu mua. Quả trám sau khi thu hoạch, người dân sẽ nhập cho các điểm thu mua hay các chợ đầu mối với giá từ 55.000 – 58.000 đồng/kg tùy chất lượng. Từ đây, quả trám sẽ được vận chuyển đi các địa phương có nhu cầu tiêu thụ lớn như thành phố Vinh, Hà Nội, các siêu thị hàng Việt…và được bán lẻ với giá từ 60.000 – 70.000 đồng/kg.

Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ và định hướng cho trám đen Thanh Chương

Người trồng trám đen ở huyện Thanh Chương cũng đã gặp một số khó khăn như chưa được tập huấn về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh… Một số hộ muốn mở rộng quy mô nhưng thiếu vốn để đầu tư trồng mới. Mặt khác, nguồn giống ghép cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con. Với các hộ nhân giống, khó khăn lớn nhất là thiếu mắt ghép để nhân giống ghép theo kế hoạch. Bởi với những cây giống đủ tốt để nhân, chủ nhà không cho lấy mắt ghép; còn nếu mua cây bố mẹ thì giá quá cao, làm đội giá thành cây ghép nên các hộ nhân giống chưa dám đầu tư.

Vào những năm trước, trám đen Thanh Chương được tiêu thụ tươi là chủ yếu. Việc chế biến theo cách truyền thống không bảo quản được lâu, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên hạn chế nhất định trong việc nâng cao giá trị quả trám.

Từ giữa năm 2017 đến nay, với sự phối hợp của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, việc ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất chế biến bảo quản quả trám đen Thanh Chương đã được triển khai. Theo đó, đã có 2 sản phẩm trám muối đóng lọ và trám sấy đóng gói có chất lượng được đưa ra thị trường, xuất hiện trong các nhà hàng, siêu thị…được khách hàng khắp nơi tin dùng.

Đặc sản trám đen nổi tiếng của Thanh Chương lâu nay chỉ được chế biến bằng cách om truyền thống, ăn theo mùa, không bảo quản được lâu thì nay đã được chế biến bằng công nghệ mới, đóng lọ hiện đại. Nhờ áp dụng công nghệ mới, loại đặc sản này không chỉ có mặt trong siêu thị mà các nhà doanh nghiệp còn cạnh tranh để làm nhà phân phối độc quyền. Đây là thành quả mới nhất của dự án “Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình bảo quản chế biến quả trám đen Thanh Chương” do huyện Thanh Chương đề xuất, được UBND tỉnh đồng ý, giao cho một công ty phát triển nông nghiệp chủ trì thực hiện. Dự án thực hiện khép kín thành chuỗi từ tuyển chọn, nhân giống, trồng đến chế biến và bảo quản đã mở ra hướng đi mới cho cây trám trên địa bàn. Quả trám đang và sẽ có thị trường ổn định, tạo động lực cho người dân yên tâm phát triển. Trong kế hoạch phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh, trám đen là một trong những loại cây đặc sản được tập trung xây dựng chỉ dẫn địa lý.

Trước đây, người dân thường muối trám mặn như muối dưa, cà, làm trám muối mất đi hương vị đặc trưng. Mặt khác người dân thường muối trong các lọ nhựa, sành không kín nắp nên vi sinh vật xâm nhập, lên men, lên mốc xanh, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Vì vậy áp dụng công nghệ mới, quả trám sẽ bảo quản được lâu hơn trong nhiệt độ thường. Hạn sử dụng của sản phẩm là 1 năm từ ngày sản xuất, đã trở thành hàng hóa và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hiện nay, sản phẩm trám đen Thanh Chương được đóng lọ với trọng lượng 800g, 1.280g, dán nhãn và đã được Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm; được các cơ quan chức năng kiểm định, chứng nhận chất lượng, sở hữu trí tuệ và bảo hộ thương hiệu trên toàn quốc.

Mặc dù sản phẩm mới bắt đầu phân phối ra thị trường trong năm 2017, nhưng nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã liên hệ để hợp tác phân phối độc quyền ở các địa phương này. Trong thời gian tới, những quả trám đen Thanh Chương sẽ có mặt tại các siêu thị ở nhiều địa phương trên cả nước, tham gia các hội chợ hàng Việt Nam. Đây là một bước tiến mới của huyện Thanh Chương trong việc đưa quả trám đặc sản trở thành hàng hóa, tạo đầu ra ổn định, lâu dài cho người dân huyện Thanh Chương.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trám Đen Thanh Chương”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Giỏ Hàng